Đây là lần thứ 4 trong năm nay và lần thứ 54 tính từ đầu năm 2010 đến nay Sở TT&TT Hà Nội có văn bản đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ với các thuê bao điện thoại vi phạm quy định về quảng cáo rao vặt, gây mất mỹ quan đô thị, theo Kế hoạch 167 ngày 15/12/2009 của UBND TP.Hà Nội về quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn.
Trong danh sách 748 số điện thoại quảng cáo rao vặt sai quy định bị Sở TT&TT Hà Nội đề nghị tạm ngừng cung cấp dịch vụ lần này, có 1 thuê bao do VNPT Hà Nội quản lý, 5 thuê bao mạng Vietnamobile, 131 thuê bao mạng MobiFone, 198 thuê bao mạng VinaPhone và có tới 413 thuê bao mạng Viettel.
Thống kê từ danh sách của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho thấy, nội dung của các quảng cáo, rao vặt sai phạm được các chủ thuê bao điện thoại thực hiện rất phong phú, đa dạng; từ lắp đặt truyền hình, Internet; cho thuê nhà; bán chung cư; hỗ trợ vay vốn; tuyển nhân viên... cho đến dịch vụ tư vấn mùa thi; sửa chữa xe đạp điện; làm biển quảng cáo; sửa chữa dọn dẹn nhà cửa, buôn bán lợn giống, tìm nữ ở ghép…
Lý giải về con số “khủng” gần 800 số điện thoại quảng cáo rác bị Sở đề nghị cắt lần này, ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng Phòng Bưu chính Viễn thông của Sở TT&TT Hà Nội cho biết, các số vừa bị Sở yêu cầu tạm ngừng cung cấp dịch vụ được Phòng Bưu chính Viễn thông rà soát, tổng hợp trên cơ sở số liệu thống kê của Phòng Văn hóa thông tin 5 quận, huyện gồm Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông và Quốc Oai.
" alt=""/>Hà Nội: Thêm 748 thuê bao điện thoại quảng cáo rác bị cắt dịch vụThúy Hạnh
Sáng 23/7, Việt Nam lập kỷ lục mới ghi nhận gần 3.900 ca mắc Covid-19 chỉ sau 12 giờ nâng tổng số mắc cả nước vượt 78.000 bệnh nhân.
" alt=""/>Hà Nội ghi nhận 21 ca CovidXu hướng hội tụ đa dịch vụ lên ngôi
Những năm vừa qua đã đánh dấu sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp đa dịch vụ trên thế giới. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Pyramid Research, các nhà mạng di động tại các nước phát triển đã và đang dịch chuyển trở thành nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) và cho phép khách hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ khác nhau trong cùng 1 gói dịch vụ tích hợp được cung cấp bởi 1 nhà mạng. Gói dịch vụ tích hợp đó được gọi là Triple-Play (gồm 3 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình) và Quad-Play (gồm 4 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình và truy cập không dây).
Có thể nói, cấu trúc thị trường hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới được nhìn nhận sẽ tự nó dẫn đến sự hội tụ, đặc biệt là với các nhà khai thác lớn ở các lĩnh vực: cố định, di động và truyền hình. Một số hãng nổi tiếng đang cung cấp dịch vụ tích hợp (Triple-play và Quad-play) là Virgin Media, Orange, SFR, Free, ONO, Movistar… Năm 2014, Tripple –play mang về cho các công ty này khoảng 40-50 triệu USD, Quad-play khoảng 50-80 triệu USD. Hiện tại, các dịch vụ Triple-play và Quad Play có số lượng người dùng đăng ký chiếm tỷ trọng đa số (TriplePlay chiếm 40% và Quad Play chiếm 48%).
Cái bắt tay của viễn thông với truyền hình
Khi các dịch vụ tích hợp lên ngôi, sự kết hợp giữa viễn thông và truyền hình trở thành một cái bắt tay hoàn hảo để tạo nên sức mạnh hội tụ. Theo ông Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ TT&TT CDIT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Sự hội tụ hiển hiện rõ ràng trên những chiếc di động kết nối Internet cho phép người dùng xem các chương trình TV mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Đó chính là trải nghiệm truyền hình trên sản phẩm và dịch vụ viễn thông rất “di động” và tiện lợi. Một hệ quả tất yếu thứ hai của sự giao thoa này là tính tương tác.
Tương tác trong truyền hình được hiểu là sự trao đổi, phản hồi qua lại giữa khán giả và nhà đài. Theo đó, đường truyền sẽ trở nên hai chiều, người xem được phép tự xác định xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào, thậm chí là nội dung sẽ theo kịch bản nào.
" alt=""/>Việt Nam đã sẵn sàng cho xu thế hội tụ đa dịch vụ